Tái chế thuỷ tinh – hành động nhỏ, ý nghĩa vô cùng lớn

Tái chế lại các chai thuỷ tinh đã qua sử dụng là một cách hữu hiệu để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Với mỗi tấn thuỷ tinh được tái chế, nhân loại sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra thuỷ tinh mới – bao gồm 590kg cát, 186kg bột Natri Carbonate và 173kg đá vôi.

Việc chế tạo thuỷ tinh mới cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra ô nhiễm công nghiệp góp phần vào hiệu ứng nhà kính. Lý do là bởi phải làm nóng cát và một số chất khác ở nhiệt độ hơn 1400 độ C mới tạo được thuỷ tinh. Trong khi đó, nếu tái chế thuỷ tinh thì chỉ tiêu thụ 60% lượng năng lượng so với việc làm ra thuỷ tinh mới.

Tính về lượng năng lượng để sản xuất thuỷ tinh và lượng khí thải độc hại khổng lồ gây ra trực tiếp gây lên hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng thuỷ tinh 1 lần là điều thực sự quá nguy hiểm, trong khi chúng có

Nếu nhựa còn có thể phân huỷ hoàn toàn sau 350 năm đến 1000 năm thì thuỷ tinh gần như là vĩnh cửu. 

Ở nhà lỡ tay đánh vỡ cái cốc xem là việc nhỏ, chỉ cần hót các mảnh vụn đổ vào thùng rác là xong. Nhưng hàng ngàn hàng vạn mảnh vụn thuỷ tinh sắc nhọn như lưỡi dao thải vào môi trường lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì mảnh vụn thuỷ tinh không bị vi sinh vật phân huỷ và có thể tồn tại gần như là vĩnh viễn nếu như không bị thời tiết tác động.

Những khu vực tập trung nhiều mảnh thuỷ tinh tiềm ẩn nguy cơ làm bị thương, nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác cho con người và các loài sinh vật biển. Việc canh tác trên những vùng đất ô nhiễm rác thải thuỷ tinh là ít khả thi. Tại nhiều bãi biển, rác thải thuỷ tinh đã gây ra rắc rối cho những người tắm biển, ngư dân và vô số sinh vật biển. Khi một con vật nuốt phải rác thuỷ tinh, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều việc nuốt phải rác thải nhựa.

Việc sản xuất thuỷ tinh mới tiêu tốn vô cùng nhiều năng lượng lại phát thải tạo ô nhiễm công nghiệp góp phần trực tiếp vào hiệu ứng nhà kính.
Hiểm hoạ từ chai lọ thuỷ tinh là vô hình, nhưng một khi tích tụ đến một mức độ nhất định, nó là một vấn đề nghiêm trọng, giống như một con mực ống, nó đã phát nổ mà không nghe thấy âm thanh, khiến mỗi chúng ta đều cảm thấy đau lòng vì nó.

Trên thế giới đã có nhiều nước đặt ra chính sách để hạn chế xả thải thuỷ tinh ra môi trường. 
Ví dụ, ở Mỹ đã liệt mạnh vụn thuỷ tinh và các loại chai lọ là những vật ô nhiễm môi trường cần loại bỏ.
Ở Ý, các chuyên gia đã đưa ra các quy định có tính pháp luật để thu hồi các chai lọ nước uống.
Ở Thuỵ Sĩ, tỷ lệ thu hồi chai lọ thuỷ tinh cao đạt trên 80%.

Điều tuyệt vời và may mắn cho chúng ta là Thuỷ tinh có thể tái chế vô số lần mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.

Thuỷ tinh được làm từ những vật liệu ổn định như cát và đá vôi. Vì vậy, chúng rất ít chịu ảnh hưởng và tương tác hoá học với các chất xung quanh. Do đó chúng có thể được tái sử dụng nhiều lần mà chất lượng hầu như không thay đổi.

Ngoài khả năng tái chế thành những chai lọ, thuỷ tinh còn có thể dùng để xây tường và trang trí cảnh quan. Thuỷ tinh là một trong những sản phẩm dễ tái chế nhất mà việc tái chế lại mang lại lợi ích rất lớn cho môi trường.

Tuy nhiên, việc thu gom Thuỷ tinh ở Việt Nam chưa hấp dẫn các đơn vị thu gom lượm ve chai vì thuỷ tinh rất nặng và họ bán lại giá rất thấp chỉ khoảng 1.500đ đến 2.500đ cho mỗi cân thuỷ tinh.

Nhưng với giá trị tuyệt vời khi tái chế thuỷ tinh, để không mất 1 triệu năm mới phân huỷ hoàn toàn thuỷ tinh, để chỉ cần 30 các nhà máy có thể làm mới hoàn toàn món đồ vứt đi trở thành một sản phẩm mới, chúng ta cùng chung tay với Go Green để thu gom giúp cho việc tái chế được tăng cường và dễ dàng hơn bạn nhé. 

Biết ơn vô cùng.
Thân yêu
Hanachi with love